[Chia Sẻ] Làm Thế Nào Để Tránh Đau Đầu, Chóng Mặt Sau Khi Tập Luyện?

Bảo Hân
Đăng ngày 11/03/2021
550 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Điều bạn nên đạt được sau mỗi buổi tập luyện là một tinh thần phấn khởi chứ không phải một chiếc đầu đau nhức, thế nhưng việc cảm thấy bị đau đầu hay chóng mặt sau khi tập luyện lại rất phổ biến đối với mọi người.

Triệu chứng này được gọi là sự đau đầu do quá gắng sức, theo bác sĩ y khoa Steven E.Mayer  tại bệnh viên Northwestern Medicine Central DuPage cho rằng: “Việc đau đầu do quá gắng sức này được tạo ra bởi bất kỳ các hoạt động thể chất nào. Nó sẽ xuất hiện nhiều ở các vận động nặng hơn là ở những hoạt động nhẹ nhàng. Và việc chạy bộ thì được xem là một cách vận động khá nặng đối với mọi người.”

Hiểu Rõ Hơn Về “Đau Đầu Gắng Sức”

Tất nhiên có rất nhiều tác nhân gây ra việc đau đầu như nhìn quá nhiều vào màn hình, tập trung cao độ làm việc, nghiến răng, hoặc kể cả những lý do tệ hơn như bị rối loạn chức năng một bộ phận nào đấy hoặc do nhiễm trùng hay viêm trong cơ thể. Thế nhưng việc đau đầu do gắng sức thì lại được gắn liền với việc vận động thể chất.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những cơn đau đầu này sẽ không đau dữ dội mà thay vào đấy là những cơn đau nhỏ cứ kéo đến liên tục. Tuy nhiên nó có thể trở nên khó chịu đến mức khiến bạn bị gián đoạn công việc khi các cơn đau xảy ra. Ngoài cảm giác đau đầu ra, có thể sẽ còn một số triệu chứng khác như buồn nôn, hoa mắt và cứng đờ cổ.

Đau đầu do tập luyện có thể gây ra bởi những thay đổi trong lưu lượng máu của bạn – đó là cảm giác khi máu của bạn đang bơm mạnh khi chạy nhiều. Khi chúng ta tập thể dục, cơ thể của chúng ta phản ứng bằng cách co mạch lưu lượng máu đến các bộ phận nhất định của cơ thể và giãn mạch lưu lượng máu đến các bộ phận khác cần nó nhất. Điều đó có nghĩa là các cơ bắp đang hoạt động của bạn sẽ nhận được nhiều máu hơn những bộ phận khác. Hầu hết máu được phân phối lại cho các cơ đang hoạt động, mặc dù có thể tăng tới 25% lưu lượng máu não. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn chính xác về mối quan hệ tác động lẫn nhau ở đây.

Một thủ phạm xác định gây ra chứng đau đầu do tập thể dục là mất nước. Khi bạn bị mất nước tức là cơ thể bạn đang mất nhiều chất lỏng hơn so với lượng chất lỏng hấp thụ vào, dẫn đến việc hạn chế lượng oxy được cung cấp đến não. Và bộ não thực sự có thể co lại một chút do mất khối lượng nước và người ta cho rằng những vấn đề trên là nguyên nhân có thể dẫn đến đau đầu.

Ngoài ra, còn một nguyên tố bạn cần phải quan tâm đến trong khi chạy chính là mức điện giải của bạn. Hầu hết những người chạy bộ đều nhận thức được vai trò quan trọng của chất điện giải đối với hiệu suất - và sự mất cân bằng có thể dẫn đến đau đầu trong và sau khi chạy. Nguyên nhân phổ biến nhất là hạ natri máu, hoặc natri thấp. Ngược lại với nguyên nhân nêu trên, điều này thường xuất phát do việc uống quá nhiều nước vì vận động viên uống chất lỏng trong suốt quá trình tập luyện của họ, điều này có thể gây sưng não, dẫn đến đau đầu (và đôi khi các vấn đề nghiêm trọng hơn như co giật hoặc thậm chí hôn mê).”

Đau đầu cũng liên quan đến lượng đường trong máu của bạn. Vì glucose, hay còn gọi là đường trong máu, là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn, nên không có đủ nó có thể gây ra đau đầu. Insulin kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể bạn và “mức insulin thấp có thể dẫn đến những thay đổi trong catecholamine của bạn – các hormone như dopamine, epinephrine (adrenaline) và norepinephrine, được sản xuất bởi tuyến thượng thận – có thể ảnh hưởng đến cách não hoạt động. Nói cách khác, với lượng đường trong máu ít hơn, não sẽ ít cung cấp năng lượng hơn.

Cách Khắc Phục “Đau Đầu Gắng Sức” 

Vậy nên điều quan trọng khi phải tham gia một cuộc chạy dài hoặc chạy đua chính là việc cung cấp đủ nước. Đặc biệt là xem xét thực tế vào thời điểm bạn cảm thấy khát, nghĩa là bạn đã bị mất nước. Một mẹo nhỏ là hãy tự kiểm tra nước tiểu trước khi tập luyện: nước tiểu của bạn phải có màu vàng nhạt, nước tiểu màu vàng sẫm, đặc biệt với lượng ít, cho thấy tình trạng tương đối mất nước của cơ thể.

May mắn thay, khá dễ dàng để tránh mất cân bằng điện giải trước khi chạy cường độ cao. Nếu bạn tập thể dục lâu hơn một giờ, hãy tiêu thụ chất điện giải trước và sau đó cứ sau 15 đến 20 phút thì bổ sung một ít khi bạn đang chạy. Bạn có thể dùng gel lỏng, viên uống hoặc các loại nước có chứa chất điện giải.

Và cuối cùng là nhớ ăn một bữa ăn nhẹ khoảng 30 phút trước khi tập thể dục có thể tránh giảm insulin, bổ sung carbohydrate trong những ngày trước khi chạy sẽ giúp phòng ngừa việc bị tụt đường. Ngoài ra bạn luôn nên có một kế hoạch dinh dưỡng cho quá trình chạy. Có rất nhiều sản phẩm có chứa đường và dễ dàng mang theo cho người chạy bộ.

Tổng Kết

Bên cạnh những tác nhân trên, tư thế chạy và thời tiết quá nóng nực hay ẩm ướt cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc chạy bộ của bạn.

Tuy nhiên, “đau đầu gắng sức” lại hoàn toàn lành tính, nó sẽ chỉ kéo đến trong một thời gian ngắn và sau khi nghỉ ngơi đầy đủ thì bạn sẽ sớm hồi phục. Vậy nên với những bạn thấy cơn đau cứ kéo dài dai dẳng và tình trạng cơ thể không ổn, thì lời khuyên là các bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để có thể chẩn đoán và chữa trị kịp thời nhé.

Chúc các bạn có những hành trình chạy thật vui vẻ và tràn ngập năng lượng!

Nguồn: runnerworld